Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017

1.      Viêm gan siêu vi là một bệnh di truyền trong gia đình có nhiều người cùng bị

Viêm gan siêu vi không phải là một bệnh di truyền mà là một bệnh truyền nhiễm do các siêu vi viêm gan gây ra. Tùy theo loại siêu vi mà cách lây nhiễm sẽ khác nhau:



Siêu vi A lây qua đường ăn ung và theo phân ra ngoài cho nên có thể nhiều người bị nhiễm cùng một lúc nhất là những người sống chung cùng một khu vực dân cư. Theo thng kê, Việt Nam là một quốc gia có tỷ lệ nhiễm siêu vi A rất cao. Vì vậy, đa số những người đã và đang sống ở Việt Nam đều đã từng bị nhiễm siêu vi A và cơ thể đã có kháng thể chống lại bệnh này.

Còn siêu vi B và C thì lây nhiễm chủ yếu qua đường máu, qua các vết trầy sướt ở da-niêm và qua đường tình dục. Đặc biệt, ở Việt Nam việc lây truyền từ mẹ sang con trong lúc sanh là đường lây phổ biến. Chính vì vậy, người ta lầm tưởng đây là một bệnh di truyền.


Có nhiều người không hiểu rõ cách thức lây lan của bệnh nên lo sợ một cách quá đáng khi biết trong gia đình hoặc trong cơ quan làm việc có người bị nhiễm siêu vi B hoặc C. Cần nhấn mạnh rằng, siêu vi B và C không lây qua đường ăn uống, hơi thở và các chung đụng sinh hoạt bình thường cho nên những người sống chung trong gia đình hoặc làm chung cơ quan không cần thiết phải ăn uống riêng, xài phòng tắm hay phòng vệ sinh riêng. Siêu vi B và C cũng không lây khi nói chuyện, bắt tay hoặc thậm chí khi ôm nhau, cho nên không có gì nguy hiểm khi gần gũi hay thân mật với người bệnh.

2.      Viêm gan siêu vi-nỗi lo khi lập gia đình và sinh con

Nhiều cặp thanh niên đến tuổi cặp kê và dự định tiến đến hôn nhân, khi phát hiện mình hoặc người kia bị nhiễm siêu vi B hoặc C thì họ rất lo sợ sẽ lây lan lẫn nhau, thậm chí họ có mặc cảm bệnh tật rồi đi đến quyết định “chia tay nhau từ đây”! 

Thật ra, sự việc không quá nghiêm trọng như vậy vì chúng ta đã có những cách để giải quyết. Mặc dù viêm gan siêu vi B có thể lây qua quan hệ tình dục, quan hệ vợ chồng nhưng nếu được chích ngừa hiệu quả thì người kia sẽ an toàn. Riêng đối với siêu vi C, mặc dù khả năng lây qua đường tình dục tương đối thấp nhưng nguy cơ lây nhiễm sẽ tăng theo số người bạn tình. Do vậy, nên tôn trọng chế độ “một vợ, một chồng” sẽ đảm bảo an toàn hơn.


Người phụ nữ bị viêm gan B hoặc C vẫn có thể có con. Khả năng thai nhi bị nhiễm siêu vi viêm gan khi còn nằm trong tử cung là rất thấp. Chủ yếu việc lây nhiễm xảy ra trong lúc sanh và ngay sau sanh. Tuy vậy, người mẹ vẫn có thể sanh con qua ngã dưới chứ không cần phải mổ lấy thai nhưng điều quan trọng là phải chủng ngừa viêm gan siêu vi B cho đứa bé ngay sau sanh. 

Chỉ có khoảng 3% trường hợp trẻ em sẽ bị nhiễm siêu vi C từ mẹ và vì siêu vi C chưa có thuốc chủng ngừa hiệu quả nên cần phải theo dõi xét nghiệm máu cho đứa bé để phát hiện tình trạng nhiễm siêu vi này.

Cho đến hiện nay, người ta vẫn chưa chứng minh được bệnh viêm gan siêu vi R và C có thể lây qua sữa mẹ. Do đó, bà mẹ bị viêm gan siêu vi vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ.


1. Xơ gan có các biến chứng gì?

Xơ gan có thể gây ra nhiều biến chứng nặng dẫn đến tử vong:
1. Bụng có nước nhiều có thể bị nhiễm trùng dịch báng. Lúc đó, bệnh nhân có thể bị đau bụng, tiêu chảy hoặc sốt. Đôi khi lại không có triệu chứng gì mà chỉ khi rút nước trong bụng đem đi xét nghiệm mới biết được có nhiễm trùng dịch báng.
2. Ói ra máu do vỡ các tĩnh mạch thực quản bị căng giãn quá mức. Bệnh nhân thường nên ra máu tươi rất nhiều, có thể bị choáng váng do thiếu máu cấp tính và tụt huyết áp. Nhiều trường hợp có thể dẫn đến tử vong.
3. Hôn mê do suy gan nặng. Biến chứng này xảy ra khi gan không còn đào thải được các độc chất và những chất này sẽ bị ứ lại trong máu, ngâm vào hệ thần kinh và làm rối loạn các hoạt động của não, nặng nhất là gây hôn mê gan.
4. Suy thận cấp tính do suy gan nặng mà danh từ y học gọi đó là hội chứng gan-thận. Bệnh nhân đi tiểu ít dần rồi không tiểu được nữa.
5. Khi đã bị xơ gan do bất kỳ nguyên nhân nào thì nguy cơ bị ung thư gan rất cao. Muốn phát hiện sớm ung thư gan, tất cả các bệnh nhân xơ gan cần được làm siêu âm và xét nghiệm tìm chất AFP trong máu mỗi 6 tháng. Chất AFP là một loại protein do tế bào ung thư gan tiết ra.


2. Điều trị xơ gan như thế nào?

Muốn điều trị xơ gan, trước tiên là phải tìm được nguyên nhân. Như chúng ta đã biết, xơ gan có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Có nguyên nhân có thể điều trị hoặc ngăn ngừa được như do rượu, một số trường hợp viêm gan siêu vi; có nguyên nhân lại không thể điều trị được như các rối loạn bẩm sinh của cơ thể. Nếu điều trị được nguyên nhân, có thể chận đứng quá trình tiến triển của bệnh.

Nói chung, khi đã bị xơ gan rồi thì khó mà làm cho gan trở về bình thường. Tuy nhiên, việc điều trị có thể làm cải thiện một số triệu chứng và phòng ngừa các biến chứng của xơ gan. Kết quả điều trị phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Khi xơ gan mất bù, tiến triển bệnh thường nặng và có nhiều biến chứng, thường đáp ứng rất kém với điều trị.

- Điều trị nguyên nhân:
·        Ngưng uống rượu hoàn toàn nếu là xơ gan do rượu và ngay cả xơ gan do các nguyên nhân khác. Việc ngưng rượu sẽ hạn chế được sự tạo lập chất xơ và bệnh được ổn định lâu dài hơn.
·        Nếu do nhiễm siêu vi B và C và tình trạng xơ gan mới ở giai đoạn đầu thì có thể dùng Inter­feron. Nếu đã bị xơ gan mất bù thì thuốc này không dùng được vì có thể gây ra nhiều tai biến phụ. Hiện nay, có nhiều nghiên cứu cho thấy lamivudine (Zeffix) có thể cải thiện được tình trạng xơ gan mất bù do siêu vi B gây ra, nếu được điều trị với thời gian lâu dài. Tuy nhiên, trường hợp nào nên dùng và trường hợp nào không nên dùng những loại thuốc nói trên, cần phải có ý kiến của các Bác sĩ chuyên khoa gan có kinh nghiệm.
Một số quốc gia có nền y học tiên tiến trên thế giới, một số bệnh nhân bị xơ gan nặng có thể được ghép gan. Ở nước ta hiện nay, việc ghép gan vẫn chưa thực hiện được.


- Điều trị triệu chứng và phòng ngừa các biến chứng:
·        Nếu có phù chân và báng bụng, Bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng thuốc lợi tiểu kết hợp với chế độ ăn hạn chế muối để làm giảm bớt lượng nước dư thừa trong cơ thể. Cần lưu ý, nếu dùng thuốc lợi tiểu quá nhiều mà không có ý kiến của Bác sĩ thì sẽ bị mất chất kali do tăng thải qua nước tiểu. Khi mất nhiều kali sẽ làm cho người bệnh bị mệt mỏi, suy nhược và gây thêm các rối loạn khác trong cơ thể. Nếu bụng báng quá to, bệnh nhân nên nằm nghỉ nhiều hơn, hạn chế bớt nước (uống khoảng 1-1,5 lít mỗi ngày) và có khi Bác sĩ phải dùng kim để chọc vào bụng rút bớt nước ra khi bệnh nhân bị căng tức bụng và cảm giác khó thở.
·        Để phòng ngừa biến chứng ói ra máu do vỡ các tĩnh mạch thực quản bị giãn, bệnh nhân cần phải uống các loại thuốc làm giảm bớt áp lực máu đến các tĩnh mạch bị dãn. Đó là các thuốc ức chế bêta như propranolol (Avlocardyl, Inderal), nadolol... và phải dùng thuốc này gần như suốt đời giống như điều trị cao huyết áp vậy. Nếu bệnh nhân tự ý ngưng thuốc đột ngột, biến chứng ói ra máu sẽ dễ xảy ra hơn. Ở những người không hợp với nhóm thuốc nói trên thì Bác sĩ có thể thay thế bằng thuốc isosorbide mononitrate (Imdur).
·        Cần tránh những thuốc độc hại cho gan như các thuốc an thần gây ngủ. Ngay cả việc sử dụng không đúng các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, thuốc kháng viêm... cũng có thể ảnh hưởng xấu đến bệnh. Vì vậy, nên hỏi ý kiến của Bác sĩ trước khi dùng bất cứ một loại thuốc nào.
·        Tránh táo bón. Nếu bị táo bón, có thể uống thuốc Lactulose (Duphalac) hoặc Lactitol (Importal) từ 2 đến 4 gói mỗi ngày sẽ giúp tẩy xổ bớt các chất độc trong ruột để phòng ngừa biến chứng hôn mê gan.

3. Cách phòng ngừa xơ gan

Như chúng ta đã thấy xơ gan là một bệnh lý khá nặng với nhiều biến chứng trầm trọng có thể đe doạ mạng sống. Việc điều trị xơ gan có khi rất tốn kém nhưng mang lại ít hiệu quả. Do vậy, việc phòng ngừa xơ gan là điều rất quan trọng:

- Không nên uống rượu nhiều

- Chủng ngừa viêm gan siêu vi B cho tất cả trẻ sơ sinh và những người chưa từng bị nhiễm siêu vi này. Còn đối với viêm gan siêu vi C, cho đến nay vẫn chưa có thuốc chủng ngừa. Áp dụng các biện pháp phòng ngừa sự lây lan của siêu vi viêm gan cho tất cả mọi người.

- Đối với những người đã bị nhiễm siêu vi B hoặc siêu vi C mãn tính, việc theo dõi định kỳ mỗi 3 hoặc 6 tháng là rất cần thiết để phát hiện và điều trị sớm những trường hợp viêm gan đang tiến triển. Nhờ vậy, có thể hạn chế được các biến chứng nặng như xơ gan và ung thư gan.

- Nói chung là cần theo dõi sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý gây viêm gan hoặc có ảnh hưởng đến gan như suy. tim, tắc mật...

Bài thuốc hỗ trợ xơ gan từ 4 cây thuốc nam:

Bài thuốc từ Cây An Xoa:
+ Cây an xoa: 70g
+ Cà gai leo: 30g
Tất cả đem nấu nước uống, sắc còn khoảng 500ml nước uống trong ngày.


Bài thuốc từ Cây mã đề:

Mã đề từ lâu là vị thuốc giúp hỗ trợ điều trị xơ gan hiệu quả, cũng như các bệnh về sỏi thận, gan…

Thành phần:

- Cây mã đề tươi: 50g (hoặc khô 30g)
- Quả dứa dại khô: 100g
- Bột tam thất bắc: 6g



Lấy các vị thuốc đem nấu với 2 lít nước, sắc cạn còn khoảng 500ml, chia 3 phần uống trong ngày. Mỗi lần uống hòa thêm với 2g bột tam thất bắc để uống hàng ngày.

Nên dùng thường xuyên từ 1-3 tháng để có kết quả tốt nhất.

Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

Trước thập niên 90, người ta chỉ mới biết có bệnh Viêm gan siêu vi A và B. Sau đó, có những trường hợp viêm gan nhưng không tìm thấy siêu vi A hoặc B nên người ta gọi đó là Viêm gan không phải A không phải B.

Từ thập niên 90 trở đi, một siêu vi khuẩn mới được phát hiện cũng có khả năng gây viêm gan, đó là siêu vi C. Từ đó, các xét nghiệm mới để khảo sát siêu vi C đã ra đời. Khi làm các xét nghiệm này cho những bệnh nhân bị viêm gan không phải A không phải B thì người ta phát hiện đa số những người này có sự hiện diện của siêu vi C.


1. Có nhiều người bị bệnh này không?

Người ta phỏng đoán có khoảng 150 - 200 triệu người đang mang siêu vi C mãn tính trên toàn thế giới. Mỗi năm, cứ 100.000 người, sẽ có từ 1 đến 3 người mới mắc bệnh.
Tỷ lệ người nhiễm siêu vi C thay đổi theo từng vùng (trung bình là 0,1-5%). Ở Việt Nam, tỷ lệ này vào khoảng 1,8%.

2. Viêm gan siêu vi C bị lây nhiễm bằng cách nào ?

Siêu vi C được lây truyền chủ yếu qua đường máu. Do vậy, vì bất cứ lý do gì mà chúng ta tiếp xúc với máu của những người bị nhiễm siêu vi C thì đều có khả năng mắc bệnh này.

Khoảng 10 năm trước đây, những trường hợp nhiễm bệnh do truyền máu chiếm 10%. Hiện nay, nhờ có các xét nghiệm phát hiện siêu vi C ở những người cho máu, cho nên nguy cơ lây nhiễm sau truyền máu đã giảm đi đáng kể, chỉ còn vào khoảng <0,5% ở các nước phát triển.

Đường truyền bệnh khá quan trọng hiện nay là qua việc dùng chung kim và ống chích. Có khoảng 60 - 90% những người chích xì ke sẽ bị nhiễm siêu vi C. Ngay cả khi dùng kim và ống chích riêng, những người chích xì ke vẫn có thể bị nhiễm bệnh là do họ vẫn dùng chung các vật dụng để chuẩn bị cho mũi chích như muỗng, màng lọc... Ở những người hít cocain mà không chích xì ke vẫn có nguy cơ bị lây nhiễm siêu vi C do việc chia xẻ các mẫu thuốc hít và do họ thường bị những vết trầy sướt hoặc loét ở niêm mạc mũi.


Những phương cách lây truyền khác như qua tiếp xúc tình dục hoặc do mẹ truyền sang cho con thì ít xảy ra hơn so với viêm gan siêu vi B. Ngoài ra bệnh còn được lây nhiễm do châm cứu, xâm mình, xỏ l tai, dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu... với người bị bệnh. Vấn đề lây nhiễm trong bệnh viện cũng đáng được quan tâm, do phẫu thuật hoặc các thủ thuật như nội soi, sinh thiết, chữa răng mà dụng cụ không đảm bảo tiệt trùng đầy đủ.

Tuy nhiên, có khoảng 20-40% bệnh nhân bị viêm gan siêu vi C mà không ghi nhận được nguồn lây rõ ràng.

3. Làm thế nào để biết mình bị viêm gan siêu vi C ?

Đa số những người bị nhiễm siêu vi C không hề hay biết mình bị bệnh vì phần lớn họ không có triệu chứng gì. Nếu có, cũng chỉ là những triệu chứng không đặc hiệu cho bệnh gan ví dụ như mệt mỏi không rõ nguyên nhân, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, sụt cân hoặc đôi khi có đau tức vùng dưới sườn bên phải. Rất ít trường hợp bệnh nhân có triệu chứng vàng da, vàng mắt. Một điều đáng lưu ý là không có sự liên quan rõ rệt giữa triệu chứng và mức độ nặng nhẹ của bệnh. 

Nói một cách khác, có những người than phiền rất nhiều triệu chứng nhưng mức độ viêm gan lại nhẹ; ngược lại có những người không cảm thấy có triệu chứng gì nhưng tình trạng viêm nhiễm ở gan lại đang tiến triển khá nhiều.

Việc phát hiện nhiễm siêu vi thường là tình cờ đứng trước một trường hợp bệnh nhân có xét nghiệm men gan tăng cao hơn bình thường khi đi khám sức khoẻ định kỳ, chuẩn bị trước mổ... Lúc đó, để tìm nguyên nhân của bệnh gan, các Bác sĩ thường cho làm xét nghiệm tầm soát siêu vi B và C. Những trường hợp khác thường được phát hiện khi bệnh nhân đi hiến máu.

4. Bệnh viêm gan siêu vi C có nguy hiểm gì không?

Một trong những đặc điểm quan trọng của nhiễm siêu vi C là đa số bệnh nhân sẽ không có khả năng tự loại trừ siêu vi ra khỏi cơ thể và họ sẽ trở thành người mang siêu vi C mãn tính. Trong số đó, 25% bệnh nhân có men gan bình thường, tình trạng tiến triển sang viêm gan mãn rất chậm và gan bị hư hại rất ít; họ được gọi là “người mang siêu vi C mãn tính không triệu chứng”. Các bệnh nhân còn lại sẽ chuyển sang viêm gan C mãn tính. 

Do bệnh tiến triển chậm và đa số bệnh nhân không có triệu chứng gì trong suốt 20 năm sau khi bị nhiễm siêu vi C, cho nên gan bị hư hại ngày càng nhiều nhưng bệnh nhân lại không hề hay biết. Sau 10-20 năm, ít nhất có 20% số bệnh nhân này sẽ bị xơ gan. Xơ gan sẽ xảy ra sớm hơn nếu như bệnh nhân uống rượu nhiều hoặc gan bị hư hại thêm do thuốc hoặc nhiễm thêm các siêu vi viêm gan khác như siêu vi B, D, HIV.


5. Phi làm gì khi được chẩn đoán là bị nhiễm siêu vi C?

Khi bị nhiễm siêu vi C, 80 - 85% bệnh nhân không có khả năng loại trừ siêu vi ra khỏi cơ thể và sẽ chuyển sang tình trạng nhiễm siêu vi C mãn tính. Trong giai đoạn này, gan có thể tiếp tục bị hư hại. Để đánh giá tình trạng trên, bệnh nhân nên đến Bác sĩ chuyên khoa để được làm một số xét nghiệm về gan như men SGOT (AST) và SGPT (ALT). Một điều đáng lưu ý rằng trong giai đoạn viêm gan C mãn tính, men gan có thể thay đổi bất thường: lúc tăng lúc giảm về trị số bình thường; cho nên khi thấy men gan bình thường không có nghĩa là bệnh đã ổn định mà cần phải theo dõi men gan mỗi tháng, ít nhất là 3 lần liên tiếp mới đánh giá được tình trạng hư hại của gan.

6. Tại sao khi bị nhiễm siêu vi C thường bị chuyển sang mãn tính?

Một đặc tính khá quan trọng của siêu vi C là nó thường xuyên biến đổi qua mỗi lần sinh sản ra siêu vi mới mà người ta gọi đó là sự “đột biến”. Do đó, kháng thể mà cơ thể tạo ra không thể nhận dạng và tiêu diệt được siêu vi. Cũng vì vậy mà khi bị nhiễm siêu vi C, hệ thống miễn dịch của cơ thể khó có thể loại trừ siêu vi. Do đó, siêu vi cứ tồn tại và tiếp tục làm hư hại gan. Tuy nhiên, cũng có khoảng 10 - 15% trường hợp, bệnh nhân sau nhiễm siêu vi C có thể tự khỏi bệnh.
Sau đây, là cách điều trị viêm gan C hiệu quả đã được nhiều người áp dụng và cho kết quả tốt

Bài 1: Sự kết hợp của các thành phần thuốc nam
-         Cây diệp hạ châu: 16g
-         Vỏ bưởi: 8g
-         Nhân trần nam: 15g
-         Thổ phục linh 12g
-         Hậu phác: 8g
Tất cả nấu nước với 600ml nước, sắc đến khi còn khoảng 1 chén nhỏ rồi uống khi thuốc còn ấm. Sắc lại lần 2 và cũng uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang 2 lần sắc.


Bài 2: Bài thuốc sử dụng cây chó đẻ điều trị viêm gan C
Cây diệp hạ châu từ lâu được xem là vị thuốc bổ trợ gan mạnh mẽ nhất. Bên cạnh đó, cách dùng cũng đơn giản, không quá cầu kỳ mà lại dễ tìm
Bệnh nhân dùng toàn bộ rễ, thân và lá nấu với nước và uống thay nước hàng ngày, nên sử dụng liên tục để có kết quả tốt nhất.



1.      Bị vàng da, vàng mắt là bị bệnh gan?

Thông thường bệnh gan được nhận biết khi bệnh nhân hoặc những người xung quanh phát hiện thấy mắt hoặc da của bệnh nhân bị vàng.

Tuy vậy, không phải lúc nào thấy vàng da cũng là bị bệnh gan. Vàng da trong bệnh gan là do tăng bilirubin vượt quá mức bình thường trong máu.

Thực tế có nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám bệnh vì thấy da bị vàng nhưng khi bác sĩ hỏi ra mới biết là gần đây, do táo bón họ đã ăn rất nhiều đu đủ liên tiếp trong nhiều ngày và chỉ xuất hiện vàng da mà không có vàng mắt.


Quan trọng nhất là khi xét nghiệm máu thì bilirubin hoàn toàn bình thường. Hiện tượng đó là do trong đu đủ hoặc một số hoa quả khác như cà rốt có chứa nhiều chất β-caroten là tiền chất của vitamin A.

Khi ăn nhiều, chất này sẽ ngấm vào da làm cho da có màu vàng. Và dĩ nhiên nếu ngưng ăn chừng vài tuần thì vàng da sẽ biến mất. Một số thuốc như Chloroquine, Qui­nine... khi uống nhiều cũng có thể làm cho da bị vàng nhưng cũng không làm vàng mắt. Chỉ cần ngưng các thuốc trên, màu da sẽ trở về bình thường như xưa.

Một số trường hợp bị thiếu máu nhiều, nước da của bệnh nhân có thể bị “xanh xao, vàng vọt” dễ nhầm lẫn là bị vàng da. Khi khám kỹ sẽ thấy da và niêm mạc rất nhợt nhạt do thiếu máu.

2.      Nước tiểu vàng và nóng là bị bệnh gan?

Đi tiểu nước tiểu vàng đậm là triệu chứng thường được bệnh nhân nhận biết sớm nhất, trước khi thấy có vàng da vàng mắt. Tuy nhiên, không phải lúc nào đi tiểu nước tiểu vàng đậm là bị bệnh gan.
Màu nước tiểu bình thường có thể từ không màu cho đến vàng nhạt và vàng đậm tùy theo lượng nước được uống nhiều hay ít.

Ví dụ như khi thời tiết nóng nực hoặc khi bị sốt, đổ mồ hôi nhiều mà uống ít nước sẽ làm cho nước tiểu bị cô đặc lại nên màu nước tiểu sẽ vàng sậm hơn. Tình trạng này chỉ xảy ra thoáng qua và khi uống nước đầy đủ thì màu nước tiểu sẽ lợt đi.


Màu nước tiểu có thể bị thay đổi khi ta uống một số thuốc ví dụ như Chloroquine hoặc vitamin B2 (Ribo- flavine) có trong các thuốc bổ đa sinh tố như Becozyme, Hydro- sol polyvitaminé, Alvityl... Do các thuốc này có màu vàng nên khi được thải ra nước tiểu cũng làm nước tiểu có màu vàng sậm. Một thuốc khác như Rifampicine dùng để trị bệnh lao, khi thải qua nước tiểu có thể làm cho nước tiểu có màu đỏ sậm và thường làm bệnh nhân hoảng sợ vì tưởng mình bị tiểu ra máu hoặc bị bệnh gan.

Nước tiểu dĩ nhiên là phải “nóng” vì có nhiệt độ bằng với nhiệt độ của cơ thể (vào khoảng 37°C). Vì vậy, nước tiểu “nóng” không liên quan gì đến việc “nóng” gan hay “mát” gan.

3.      Da bị ngứa hay nổi mề đay, nổi mẩn đỏ là bị bệnh gan?
Dân mình mỗi khi bị ngứa hay bị nổi “phong” (nổi mề đay); thậm chí hễ có bất kỳ biểu hiện gì ở ngoài da ví dụ như bị chàm ở da (eczema), nổi bong bóng nước ngoài da, nổi các mẫn đỏ, sần ngoài da ... đều được xem như do gan bị “nóng “ mà “phát” ra .


Thật ra, một số bệnh gan cũng có thể gây ngứa nhất là khi bị vàng da do tắc mật nặng.  Còn đa số các trường hợp khác, ngứa thường là biểu hiện của các bệnh lý về da như nấm ở da, lang ben hoặc ghẻ ngứa...

Triệu chứng nổi “phong ngứa” (nổi mề đay) sau khi ăn các đồ “phong” hay “đồ biển”, thịt bò... là do hiện tượng dị ứng. Dị ứng là một phản ứng của cơ thể xảy ra khi tiếp xúc với một chất mà cơ thể xem như là chất “lạ”. Khi bị ngứa và nổi mề đay, quan trọng nhất là phải tìm hiểu kỹ xem gần đây bệnh nhân có ăn, uống thuốc hay tiếp xúc với chất gì mới lạ hay không ví dụ như xài một loại mỹ phẩm mới.

Triệu chứng ngứa do dị ứng thường giảm hoặc hết khi ngưng tiếp xúc với các chất gây dị ứng và khi dùng các thuốc chống dị ứng chứ không phải uống các thuốc “lọc” gan mà hết được .

4.      Nổi mụn trứng cá cũng là da bệnh gan?

Nhiều thanh niên bị mụn trứng cá mặt hoặc lưng thường tự động mua các thuốc làm “mát” gan như ắc-ti-Sô, BAR, sulfarlem cholin... để uống vì quan niệm rằng mụn phát sinh là do gan bị “nóng” hoặc không “lọc” được các chất độc nên mới “xì” ra da.


Thật ra, mụn trứng cá phát sinh là do tăng tiết các chất bã nhờn từ tuyến mồ hôi ở dưới da. Hiện tượng này thường xảy ra ở thanh-thiếu niên đang lúc tuổi dậy thì, cơ thể đang tăng trưởng nên tăng tiết các nội tiết tố (hormone) làm kích thích tuyến bã ở da tăng tiết chất nhờn gây bít các lỗ chân lông và làm cho da bị “trăm hoa đua nở”. Hiện tượng này càng bị nặng hớn nếu ăn nhiều đồ ngọt và vệ sinh da kém, các mụn có thể bị nhiễm trùng và làm thành mụn mủ.

Thông thường thì các mụn trứng cá sẽ “phai tàn” theo thời gian chứ không có liên quan gì đến việc “gan yếu” hay bị “nóng gan” cả. Bằng chứng là các bệnh nhân bị bệnh gan mãn tính dẫn đến xơ gan, suy gan trầm trọng mà có thể không có một hạt mụn nào.


Thứ Tư, 19 tháng 4, 2017

Viêm gan siêu vi là một bệnh truyền nhiễm do nhiều loại siêu vi khuẩn khác nhau gây ra. Mỗi loại siêu vi khuẩn lại có những cách thức lây truyền bệnh khác nhau. Biết được phương cách lây nhiễm của siêu vi viêm gan, chúng ta mới có thể tự bảo vệ mình đồng thời tránh được phần nào sự lây lan bệnh cho mọi người chung quanh.


1.      Bệnh viêm gan siêu vi lây qua đường ăn uống:

Viêm gan siêu vi A và E được lây truyền chủ yếu qua đường ăn uống và đại tiện (đi phân ra ngoài). Trong thời kỳ phát bệnh, các siêu vi khuẩn này được thải ra thường xuyên trong phân của người bệnh. Do đó, biện pháp phòng ngừa bệnh chủ yếu là vấn đề vệ sinh thực phẩm và ăn uống.

Người đang bị bệnh viêm gan A dứt khoát không được nấu nướng hay chế biến thức ăn cho người khác, thậm chí cũng không nên buôn bán các loại thực phẩm.

Tạm thời không dùng chung các vật dụng ăn uống hàng ngày như ly chén, muỗng đũa... với người bị bệnh ít nhất là trong vài tuần vì bệnh sẽ từ từ thuyên giảm và cũng giảm đi khả năng lây nhiễm sau vài tuần. Nếu có thể cũng không nên dùng chung phòng vệ sinh với bệnh nhân bị viêm gan A. Tập thói quen vệ sinh như rửa tay kỹ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Việt Nam là một nước thuộc vùng Đông Nam A, hiện đang có tỷ lệ nhiễm siêu vi viêm gan A trên 90% ở trẻ em và thanh thiếu niên. Hầu như chúng ta đều đã bị nhiễm từ lúc còn bé cho nên việc chủng ngừa viêm gan siêu vi A hiện chưa phải là một vấn đề cấp bách đặt ra cho ngành y tế nước ta. 

Tuy nhiên, ở những người đã mắc bệnh viêm gan siêu vi B hoặc C mà chưa bị nhiễm siêu vi A, hoặc những đối tượng đặc biệt dễ có khả năng bị lây nhiễm siêu vi A như những người “pê-đê (đàn ông đồng tính luyến ái) có quan hệ tình dục qua đường miệng và hậu môn cần nên chủng ngừa viêm gan A. Nếu để bị nhiễm nhiều loại siêu vi cùng lúc, bệnh có thể bị nặng hơn và diễn biến cũng phức tạp hơn.
2.      Bệnh viêm gan siêu vi lây qua đường máu

Bệnh viêm gan siêu vi B, C, D và G được lây truyền chủ yếu do truyền máu, dùng chung kim liêm hoặc các vật dụng cá nhân với người bệnh (ví dụ như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kềm cắt móng tay...).

Nói chung là do tiếp xúc với máu và các chất dịch trong cơ thể của bệnh nhân khi da và niêm mạc của chúng ta bị trầy sướt hoặc bị đâm thủng. Viêm gan siêu vi B còn lây nhiễm qua quan hệ tình dục với người bị bệnh.

Đặc biệt ở Việt Nam thì đường lây lan chủ yếu lại là đường lây truyền từ mẹ sang con trong lúc sinh nở. Tuy nhiên, ngoài các cách lây truyền chủ yếu nói trên vẫn có những trường hợp bị nhiễm siêu vi viêm gan B hoặc C mà bệnh nhân hoàn toàn không biết hoặc không nhớ là đã bị lây từ lúc nào và tại sao lại bị.

Muốn phòng ngừa sự lây nhiễm các loại siêu vi viêm gan B, C và D, chúng ta cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

- Người bị nhiễm siêu vi B, C và D tuyệt đối không được đi hiến máu, cho tinh dịch hoặc cho các cơ quan như thận, gan... Nếu bị các vết thương như đứt tay hoặc các vết lở loét ngoài da, cần phải được rửa sạch và băng kín lại.

- Tuyệt đối không dùng chung các vật dụng cá nhân có thể bị dính máu hay gây trầy sướt da như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, kềm cắt móng tay, đồ cạo gió.... Bệnh hầu như không lây qua đường ăn uống hay qua hơi thở, cho nên không cần thiết phải ăn uống riêng hoặc dùng riêng các vật dụng như ly chén, muỗng đũa... Những sinh hoạt, bình thường hàng ngày như bắt tay, nói chuyện với người bệnh hầu như không có gì nguy hiểm.

- Không tiêm chích xì ke vì đó là phương cách lây nhiễm quan trọng của viêm gan siêu vi B, C, D và cả HIV nữa... Khi cần tiêm chích thuốc, nên dùng kim và ống tiêm riêng tốt nhất là nên sử dụng các ống tiêm nhựa dùng một lần rồi bỏ. Các ống tiêm và kim đã dùng không được vứt bừa bãi ngoài đường, nơi công cộng...

- Cần thận trọng và hạn chế vấn đề xâm mình, cắt lễ, xỏ lỗ tai, châm cứu ở những nơi không đảm bảo vô trùng. Khi cần chữa răng, làm nội soi, mổ xẻ... hay đi làm bất cứ các thủ thuật nào gây trầy sướt da niêm thì nên thận trọng và nên đến những nơi đáng tin cậy về vấn đề điều kiện vô trùng.

Giống như bệnh AIDS, bệnh viêm gan siêu vi B, C và D có thể lây qua quan hệ tình dục. Vì vậy không nên quan hệ tình dục bừa bãi. Tốt nhất là nên dùng bao cao su để bảo vệ. Nên giữ chế độ “một vợ, một chồng” vì nếu có nhiều bạn tình thì nguy cơ lây nhiễm sẽ cao hơn. Hạn chế quan hệ tình dục khi đang có kinh hoặc áp dụng các tư thế hay động tác dễ gây xây xát hoặc chấn thương niêm mạc trong lúc giao hợp.

Khi một người trong gia đình bị nhiễm siêu vi B thì những người còn lại trong nhà nên đi thử máu xem có bị nhiễm hay chưa. Nếu chưa bị nhiễm thì nên chích ngừa. Nên tiêm chủng đủ liều và đúng thời gian theo lịch chủng ngừa để đạt được tác dụng bảo vệ tối ưu của thuốc chủng ngừa. Đối với viêm gan siêu vi C, đến nay vẫn chưa có thuốc chủng ngừa, do đó biện pháp phòng ngừa chủ yếu là tránh tiếp xúc với máu và các chất dịch của người bệnh.

Người bị viêm gan siêu vi B hoặc C vẫn có thể lập gia đình. Nếu vợ hoặc chồng của bệnh nhân bị viêm gan B được chủng ngừa đầy đủ và hiệu quả thì vẫn an toàn. Việc lây nhiễm siêu vi C trong quan hệ vợ chồng tương đối thấp (khoảng 1-3%). Nguy cơ lây lan sẽ gia tăng nếu quan hệ tình dục bừa bãi.

Việc lây nhiễm siêu vi viêm gan B khi thai nhi còn trong bụng mẹ là rất thấp. Tuy nhiên người mẹ có thể lây truyền bệnh sang cho con trong lúc sinh nở. Vấn đề sanh con qua “ngã dưới” hay sanh mổ không có khác biệt gì về mức độ lây nhiễm. Việc quan trọng cần làm ngay là chủng ngừa viêm gan siêu vi B cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh khi người mẹ bị nhiễm siêu vi viêm gan B. Siêu vi C cũng có thể lây từ mẹ sang con trong lúc sinh nở nhưng ít hơn siêu vi B rất nhiều. Việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng không ảnh hưởng đáng kể đến vấn đề lây nhiễm viêm gan siêu vi, cho nên người mẹ bị viêm gan siêu vi vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ.


Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2017

Hiện nay, người ta đã biết gan đảm nhiệm hàng ngàn nhiệm vụ khác nhau trong cơ thể. Trong bài viết sau, chúng tôi chỉ có thể trình bày một cách vắn tắt một số nhiệm vụ quan trọng nhất của gan.


Gan có 3 nhiệm vụ chính

1. Nhiệm vụ chuyển hóa các chất:

Gan thường được ví như một “nhà máy năng lượng hóa học” vì nó có khả năng chế biến mọi thứ mà chúng ta ăn vào, hít vào hoặc những chất được hấp thu qua da.

Gan còn biến đổi một số chất do chính cơ thể tiết ra ví dụ như các nội tiết tố. Chức năng biến đổi các chất của gan còn được gọi là chức năng chuyển hóa. Chức năng này rất phức tạp và đa dạng với hàng ngàn phản ứng sinh hoá được xảy ra từng giây từng phút.

- Giúp điều hòa đường huyết của gan
- Thu nạp và chuyển hóa chất đạm, sản xuất một số chất đạm nuôi cơ thể
- Chuyển hóa chất mỡ



2. Chức năng khử độc

Một trong những chức năng quan trọng của gan là lọc ra khỏi cơ thể những chất độc trong máu bằng cách biến đổi và khử độc chúng rồi thải loại chúng ra khỏi cơ thể qua đường mật hay đường tiểu... 

Chẳng hạn như trong quá trình biến đổi chất đạm, cơ thể thường xuyên tạo ra một chất độc, đó là chất amôniắc (NHj). Gan đảm nhiệm việc khử độc chất này bằng cách biến đổi nó thành chất urê để thải qua nước tiểu. Khi nhiệm vụ này của gan bị trục trặc, lượng amôniắc sẽ tăng cao trong máu làm ảnh hưởng đến trí não của bệnh nhân như gây mất ngủ, thay đổi tính tình, lú lẫn rồi hôn mê... mà người ta gọi là bị hôn mê gan.

Gan còn lọc ra khỏi máu các độc chất như rượu, thuốc men và các hóa chất khác khi đưa vào cơ thể bằng đường uống, hoặc hít vào hoặc ngấm qua da. Nhiều loại thuốc cần phải thận trọng về liều lượng như thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc ngừa thai và ngay cả các thuốc giảm đau thông thường khi được sử dụng cho bệnh nhân có bệnh về gan.


3. Chức năng bài tiết

Tế bào gan liên tục bài tiết ra dịch mật. Dịch mật chứa nhiều chất nhưng có hai thành phần quan trọng:

1. Muối mật là chất giúp cho chất mỡ khi ăn vào có thể tan dược trong nước. Điều này sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu chất mỡ được tốt hơn. Nếu không có muối mật, có thể 40% chất béo sẽ không được hấp thu. Ngoài vai trò giúp hấp thu chất héo, muối mật còn giúp hấp thu những vitamin tan trong mỡ như vitamin A, D, E, K. Khi mật bị tắc, không xuống được ruột, chất mỡ trong ruột không tiêu hóa dược có thể gây tiêu chảy. Thiếu các vitamin tan trong mỡ ví dụ như vitamin K, sẽ làm cho máu khó đông lại và dễ gây ra chảy máu kéo dài vì vitamin K giúp cho gan tạo ra các chất làm đông máu. Một số bệnh nhân bị bệnh gan hay bị ngứa là do muối mật đọng lại ở dưới da.

2. Sắc tố mật: Gan không những bài tiết các chất được sản xuất từ gan mà còn bài tiết những chất được tạo ra từ nơi khác. Một trong những chất này là bilirubin hay còn được gọi là sắc tố mật. 



Bilirubin là một sản phẩm biến đổi từ hemoglobin. Hồng cầu trong máu sống đến khoảng 120 ngày thì già đi rồi chết, màng của hồng cầu sẽ bị vỡ ra. 

Chất hemoglobin trong hồng cầu được phóng thích ra và biến đổi qua nhiều giai đoạn để cuối cùng trở thành một chất có màu vàng được gọi là sắc tố mật hay bilirubin

Bilirubin được tạo từ hemoglobin là dạng không tan trong nước nhưng tan được trong mỡ và được gọi là bilirubin gián tiếp. Bilirubin gián tiếp khi đến gan sẽ kết hợp với acid glucuronic để trở thành bilirubin trực tiếp có thể hoà tan được trong nước. 

Bilirubin trực tiếp được bài tiết qua đường mật để đi xuống ruột non, một phần theo phân ra ngoài làm cho phân có màu vàng; một phần khác sẽ từ ruột non ngấm trở lại vào máu, thải qua nước tiểu nên cũng làm cho nước tiểu có màu vàng. Vì vậy, khi gan bị hư hại do viêm gan, xơ gan hoặc khi đường một bị tắc nghẽn, chất mật không xuống được ruột, ứ lại trong gan và tràn vào trong máu gây ra vàng da vàng mắt. Do bilirubin trực tiếp cũng được tăng thải qua nước tiểu nên làm cho nước tiểu sậm màu như màu nước trà đậm. 

Ngoài ra, khi có tắc mật, biliru­bin trong mật không xuống được ruột nên phân sẽ có màu trắng bạc như màu phân cỏ. Một nguyên nhân khác có thể gây ra vàng da, đó là bệnh huyết tán, nghĩa là các bệnh làm cho hồng cầu bị vỡ ra nhiều hơn bình thường. Khi đó, hemoglo­bin được phóng thích ra nhiều hơn, cho nên bilirubin gián tiếp cũng được tạo ra nhiều hơn, vượt quá khả năng đào thải của gan. Tuy vậy, tình trạng vàng da này không phải do bệnh gan.

Gan có vai trò quan trọng là vậy nhưng nếu một khi chức năng gan bị suy giảm thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống chúng ta.

Hiện nay, có rất nhiều thực phẩm giúp thanh lọc gan, làm mát gan cũng như hỗ trợ điều trị một số bệnh về gan hiệu quả.

Trong bài viết sau, chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc về tác dụng của cây cà gai leo đối với bệnh nhân bị viêm gan, men gan cao, chức năng gan bị suy giảm



Bài thuốc điều trị viêm gan từ cây cà gai leo

- Mỗi ngày dùng từ 100g cây cà gai leo nấu với 1,5 lít nước, sắc còn 1 lít và uống trong ngày.

- Lần thứ 2, nấu với 1 lít còn 500ml nước.

- Nên duy trì liên tục từ 6 tháng đến 1 năm để đạt hiệu quả tốt nhất


Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

Trong cơ thể của chúng ta, những cơ quan nào là quan trọng? Có thể quý vị sẽ nói đó là quả tim vì tim giúp bơm máu đi khắp cơ thể. Hoặc có lẽ quý vị sẽ nói đó là bộ não vì não là cơ quan điều hành mọi hoạt động của con người.

Tuy nhiên, sau khi đọc xong chương này, chắc chắn quý vị sẽ đồng ý với chúng tôi rằng lá gan, nơi mà hàng ngàn tiến trình quan trọng của cơ thể đang diễn ra một cách hoàn chỉnh từng giây từng phút một, cũng rất xứng đáng để được xem là một trong những “ứng cử viên” trong cuộc bình chọn nói trên.

Gan có cấu tạo như thế nào?

Gan là một cơ quan nằm ở phía trên bên phải ổ bụng. Vì vậy, các bệnh lý về gan thường có triệu chứng đau ở vùng dưới sườn bên phải.

Nó là một tạng đặc lớn nhất trong cơ thể, nặng khoảng 1.500g, được chia thành hai thùy trái và phải.
Thùy phải to hơn thuỳ trái. Phía trên, gan tiếp giáp với cơ hoành, phía dưới là ruột non và ruột già. Phía trước bên trái tiếp giáp với dạ dày, phía sau bên phải là thận phải. Mặt dưới gan có túi mật.
Dịch mật tiết từ gan sẽ theo các ống dẫn mật đến dự trữ ở túi mật. Khi ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ, túi mật sẽ co bóp để tống mật xuống ruột giúp tiêu hóa chất béo


Hầu như tất cả các cơ quan trong cơ thể như thận, não... đều nhận máu trực tiếp từ tim. Duy nhất chỉ có gan, do có một nhiệm vụ quan trọng trong việc chế biến các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể cho nên gan vừa nhận máu từ tim thông qua động mạch gan, lại vừa nhận máu trực tiếp từ đường tiêu hóa qua một mạch máu lớn được gọi là tĩnh mạch cửa.

Chính vì nằm ở vị trí “chiến lược” này, các chất dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thu từ ruột sẽ đi qua gan để được biến đổi thành các chất cần thiết cho cơ thể. Đồng thời các độc chất từ đường tiêu hóa cũng phải qua gan để được lọc và khử độc. Tĩnh mạch cửa cung cấp 80% tổng lượng máu đến gan, 20% máu còn lại chuyên chở dưỡng khí (ôxy) cần thiết cho hoạt động của gan là do động mạch gan cung cấp.

Khi đến gan, hai dòng máu này cùng đổ vào các cấu trúc đặc biệt trong gan gọi là xoang mạch máu. Từ các xoang mạch này, các chất trong máu được thấm nhập vào trong các tế bào gan và ngược lại, các chất t tế bào gan cũng được thâm nhập trở lại vào trong máu. Thông qua quá trình trao đổi này, tế bào gan thực hiện các nhiệm vụ của mình. 


Sau đó, máu từ các xoang mạch sẽ tập trung đổ vào các tĩnh mạch gan. Từ tĩnh mạch gan, máu lại tiếp tục đổ vào tĩnh mạch chủ dưới để cuối cùng trở về tim.
Gan của một người bình thường có khoảng 100 tỷ tế bào. Khi xem dưới kính hiến vi, người ta thấy gan được tạo nên từ nhiều tiểu thùy gan có hình lục giác xếp kế cận nhau.

giữa mỗi hình lục giác là tĩnh mạch trung tâm, nơi hội tự của các dãy tế bào gan. Đầu kia của các dãy tế bào gan là khoảng cửa, nơi chứa các nhánh cửa tĩnh mạch cửa, động mạch gan và ống mật.
giữa các dãy tế bào gan là các câu trúc xoàng mạch dẫn lưu máu từ khoảng cửa đi đến tĩnh mạch trung tâm.

Các dãy tế bào gan này lại xếp chồng lên nhau thành từng lớp. Giữa hai lớp tế bào trên và dưới là các đường rãnh chứa dịch mật do gan tiết ra cùng với các chất dược thải qua mật.
Mật chảy theo các đường rãnh này đến đổ vào các ng mt ở khoảng cửa, rồi vào những ống mật lớn hơn.

Sau đó, mật tiếp tục đi vào ng gan trái, ống gan phải, xuống ống mật chủ và cuối cùng đến ruột non qua một lỗ mở gọi là cơ vòng Oddi.

Gan đóng một vai trò quan trọng đối với cơ thể sông của chúng ta như vậy thì làm sao để bảo vệ gan khi hóa chất độc hại từ thức ăn, môi trường ngày càng nhiều.

Hàng ngày, con người đối mặt với vô số các chất độc hại từ môi trường và một số vô tình có trong thức ăn, đều đó đồng nghĩa rằng gan phải hoạt động liên tục, làm suy giảm chức năng gan. Từ đó, gây ra các bệnh về gan như viêm gan, suy gan, xơ gan, ung thư gan…

Hôm nay, Thảo dược Đức Thịnh gửi đến bạn đọc bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan hiệu quả từ cây an xoa

Hỗ trợ điều trị viêm gan bằng cây an xoa: Mỗi ngày bệnh nhân sử dụng 100g cây an xoa khô, đã hạ thổ sao vàng sau đó nấu với 1 lít nước uống trong ngày. Cần duy trì uống liên tục và đều đặn để đạt kết quả tốt nhất.


Liên hệ:

Dược sĩ tư vấn 0985 324 028
Được tạo bởi Blogger.

Lượt truy cập

Blogroll

Bài viết mới nhất